Người bị tiểu đường nên ăn thịt bò không?

1. Thịt đỏ và nguy cơ tiểu đường

Thịt đỏ là thịt có nguồn gốc từ động vật có vú như: thịt lợn, giăm bông, thịt cừu, thịt bò…Đây là loại thực phẩm phổ biến chúng ta thường tiêu thụ hàng ngày. Thịt đỏ chưa chế biến là một nguồn giàu đạm (protein) và vitamin B và là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của con người. Cơ thể chúng ta cần được bổ sung chất đạm, tuy nhiên nếu bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thì tốt nhất nên hạn chế lượng hấp thụ thịt đỏ để bảo vệ sức khỏe của mình.

Trong thịt bò có chứa lượng lớn chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa do đó nếu dùng thường xuyên, dù loại bỏ mỡ khi ăn, sẽ rất dễ tăng cân. Trong khi đó, thừa cân hoặc béo phì sẽ làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Còn đối với người đã có bệnh lý từ trước, việc cung cấp thêm chất béo sẽ khiến bệnh lý thêm trầm trọng và dễ gây ra các biến chứng khác như tăng huyết áp, rối loạn chức năng tim mạch.

Một nghiên cứu từ Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA) đã chứng minh rằng, 50% nguy cơ chết từ bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường tuýp 2 liên quan tới chế độ dinh dưỡng. Và nguy cơ tử vong tăng đối với bệnh nhân tiểu đường nếu bệnh nhân tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ.

Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, đây là tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào phòng chống ung thư thông qua chế độ ăn uống và hoạt động thể chất, khuyến cáo người dân không nên quá 18 ounce thịt đỏ nấu chín mỗi tuần. Tổ chức này cũng khuyến cáo nên tránh tất cả các loại thịt chế biến sẵn, như xúc xích, thịt nguội, giăm bông, thịt xông khói, do làm làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết.

2. Bệnh nhân tiểu đường có ăn được thịt bò không?

Bệnh nhân tiểu đường là đối tượng cần chú ý tới vấn đề ăn uống để kiểm soát lượng đường trong máu cũng như kiểm soát cân nặng. Vì vậy, giải đáp câu hỏi bệnh nhân tiểu đường có nên ăn thịt bò, người bệnh nên chú ý là “nên hạn chế ăn”, ăn thịt bò sẽ gián tiếp khiến lượng đường trong máu khó kiểm soát hơn. Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa là bệnh nhân nên kiêng thịt bò hoàn toàn vì đây vẫn là thực phẩm dinh dưỡng nếu có khẩu phần ăn hợp lý.

Trong thịt bò còn chứa nhiều axit linoleic (CLA) giúp quá trình chuyển hóa đường diễn ra tốt hơn, bên cạnh đó, lượng axit béo có trong thịt bò giúp giảm cholesterol xấu trong máu.

Bệnh nhân tiểu đường ăn thịt bò có thể chế biến với khẩu phần miếng thịt mỏng hơn, ăn kèm với rau xanh là sự lựa chọn thích hợp. Bên cạnh đó, cũng giống như thịt bò, với các loại thịt đỏ khác như thịt lợn, thịt cừu…thì bệnh nhân nên ăn với số lượng thịt ít và rau củ nhiều giúp kiểm soát tốt lượng đường máu sau khi ăn tốt hơn.

Thời gian tiêu thụ cũng ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân tiểu đường, người bệnh nên ăn thịt bò vào các bữa ban ngày và hạn chế ăn vào buổi tối. Thịt bò giàu chất sắt, vì thế, ăn thịt bò vào buổi tối làm gan hoạt động quá mức dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột ngột.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bệnh nhân tiểu đường nên tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng hay bác sĩ điều trị trực tiếp về lượng thịt bò có thể tiêu thụ, phù hợp nhất với thể trạng và tình trạng bệnh cá nhân.

3. Loại thịt nào tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường

Cá được cho là loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh với chế độ ăn nhiều cá giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, hạn chế béo phì, cải thiện tính kháng insulin và giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Bên cạnh đó, cá còn rất tốt cho tim mạch, bệnh nhân tiểu đường ăn cá tăng cường sức khỏe trái tim, ngăn ngừa biến chứng tim mạch có thể xảy ra.

  • Thịt cá giúp chúng ta giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, hạn chế tăng cân, cải thiện tính kháng insulin và giúp kiểm soát lượng đường huyết tốt.
  • Thịt cá có vai trò rất tốt cho tim mạch, giúp tăng cường sức khỏe cho tim, phòng tránh được các biến chứng tim mạch có thể xảy ra.
  • Ngoài ra, thịt cá còn có vai trò rất tốt cho tim mạch, giúp tăng cường sức khỏe của trái tim, phòng tránh được các biến chứng tim mạch có thể xảy ra đối với người bệnh tiểu đường.

Ngoài một chế độ ăn uống hợp lý, các nghiên cứu cũng cho thấy viên uống chromium hỗ trợ quá trình chuyển hóa glucose từ máu đi vào trong tế bào, giúp ổn định đường huyết, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và giảm Hab1c phòng ngừa biến chứng của người đái tháo đường typ 2.

Sản phẩn Chromium pro 200 là TPBVSK đến từ từ Hoa Kỳ, do công ty TNHH Thương Mại Đầu Tư KLS nhập khẩu và phân phối.

Chromium pro 200 có thành phần Chromium GTF 200 mcg (Chiết xuất từ Saccharomyces cerevisiae nuôi cấy trong môi trường nấm men), giúp ổn định đường huyết, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, điều chỉnh quá trình chuyển hóa đường và chất béo trở về bình thường; làm giảm cholesterol xấu (LDL – cholesterol), triglyceride trong máu, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu.

(Nguồn: Tổng hợp)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Contact Me on Zalo